Rước Lễ
Trích từ vietcatholic.net
32. Đôi lúc có những người mà tôi biết được họ không
phải là Công Giáo đã lên Rước Lễ. Cha sở của tôi cũng thừa biết họ không phải là
Công Giáo, thế nhưng lại trả lời rằng: "không phải là công việc của ngài khi
kiểm tra Thẻ Nhân Dạng (I.D.) của họ" trước khi cho Rước Lễ. Thì liệu Giáo
Hội nói gì về điều này?
Thưa, khi Thánh Lễ được cử hành cho một đám
đông, chẳng hạn tại các thành phố lớn - thì phải chú ý rõ ràng về ai không phải
là những người Kitô Giáo, và ai không phải là những người Công Giáo khi họ tiến
lên để Rước Lễ, mà không hề ngó ngàng hay chú ý gì cả đến những giảng dạy của
Giáo Hội trong những vấn đề có liên quan đến tính học thuyết và kỷ luật.
Trách nhiệm của các Cha Sở hay của vị Linh Mục chủ tế là phải thông báo
trước cho những ai đang hiện diện trong Thánh Lễ, về tính đích thực và tính kỷ
luật vốn phải được tuân thủ một cách rất chặt chẽ và nghiêm khắt, để tránh việc
coi thường đến Mình Thánh Chúa, bằng cách cho những ai không phải là Công Giáo,
được Rước Lễ (xem thêm Đoạn 84 của Redemptionis
Sacramentum).
Trách nhiệm của những ông trùm hay những người chỉ
chổ ngồi cho giáo dân nên được thể hiện trong việc giúp vị Linh Mục chủ tế ngăn
ngừa những người không phải là Công Giáo, tiến lên hàng Rước Lễ.
Ở Hoa
Kỳ, những người nào vốn không phải là Công Giáo, vẫn có thể xếp hàng theo đoàn
người lên Rước Lễ - trong những trường hợp rất hạn chế và theo đúng giáo luật mà
thôi - để lên nhận ơn chúc lành từ vị Linh Mục chủ tế, bằng cách để chéo hai tay
trên đôi vai.
33. Những em mới Rước Lễ Lần Đầu có được phép lên Rước
Lễ trước khi các em đi xưng tội lần đầu không? Trong giáo xứ của tôi, có những
em chỉ biết chút ít về đức tin của các em, thế mà được Rước Lễ lần đầu, trong
khi đó có những em biết về đức tin nhiều hơn lại không được cho phép Rước Lễ lần
đầu chỉ vì các em chưa đến tuổi.
Thưa, việc Rước Lễ lần đầu của các
trẻ em phải được bắt đầu trước bằng bí tích xưng tội và giải tội lần đầu trước
đã. Hơn nữa, chỉ có vị Linh Mục mới chủ tế Thánh Lễ Rước Lễ lần đầu của các em
mà thôi, và điều này phải được diễn ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh
Lễ.
"Các trẻ em nào chưa đến tuổi hiểu biết," hay vị Linh Mục giáo
xứ "quyết định là các em chưa được chuẩn bị một cách kỹ càng và đầy đủ"
thì các em đó không nên xếp hàng lên Rước Lễ, hay được chọn để được Rước Lễ và
Xưng Tội lần đầu (xem thêm Đoạn 87 của Redemptionis
Sacramentum; và Đoạn 914 có trong CIC).
34.
Đâu chính là điệu bộ đúng đắn và tôn kính nhất để lãnh nhận Mình Thánh Chúa, và
có phải tôi nên tỏ ra một dấu hiệu tôn kính trước khi đón nhận Mình và Máu Thánh
Chúa không?
Thưa, "người giáo dân nên đón nhận Mình Thánh Chúa
bằng cách quỳ xuống hay đứng, theo quy định hiện tại của Hội Đồng Giám Mục tại
đất nước đó," chỉ với sự nhìn nhận, cho phép hay chấp thuận của Tòa Thánh mà
thôi.
Tuy nhiên, "nếu người giáo dân đón nhận Mình Thánh Chúa trong
tư thế đứng, thì trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, thì người đó nên cung kính
cuối đầu chào, trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, như đã được quy định bởi các
chuẩn tắc" (xem thêm Đoạn 90 của Redemptionis
Sacramentum; và Đoạn 160 có trong Institutio
Generalis Missalis Romani).
35. Cha sở của tôi đã từ chối việc
cho phép tôi đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống. Tôi chưa bao giờ cảm
thấy hết sức xấu hổ như vậy trong suốt cả cuộc đời tôi. Vậy xin hỏi hành động đó
là đúng hay sai?
Thưa, hành động đó là hoàn toàn sai, và ngược lại
với Phụng Vụ Thánh, vì vị Linh Mục không có quyền từ chối việc cho Rước Lễ bởi
những người tín hữu nào biết tôn kính Phép Thánh Thể bằng cách quỳ xuống để đón
nhận Mình Thánh Chúa vào trong cung lòng của mình (xem thêm Đoạn 91 của Redemptionis
Sacramentum; và Đoạn 843 có trong CIC).
36.
Liệu vị Linh Mục có được phép hay bắt buộc người tín hữu phải đón nhận Mình
Thánh Chúa trên hay bằng tay không?
Thưa, việc Rước Lễ bằng tay chỉ
được phép diễn ra nếu như Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó, có trình bày điều
này lên cho Tòa Thánh, và được Tòa Thánh chính thức chấp thuận hay cho phép,
bằng văn bản trả lời chính thức, thì điều này mới được phép diễn ra. Vị Linh Mục
không có quyền áp đặt người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng
tay (xem thêm Đoạn 92 của Redemptionis
Sacramentum).
37. Vị Linh Mục chủ tế nên lãnh nhận Mình Thánh
Chúa trước hay sau cộng đoàn tín hữu? Một vị Linh Mục trong giáo xứ của tôi cứ
nhất quyết lãnh nhận Mình Thánh Chúa sau khi cả cộng đoàn đã Rước Lễ rồi để xem
đó như là "một dấu chỉ của việc phục vụ đàn chiên." Thì hỏi điều này có
đúng không?
Thưa, điều đó hoàn toàn không đúng và đi ngược lại với
Phụng Vụ Thánh. Vị Linh Mục chủ tế cùng các vị Linh Mục cùng đồng tế khác phải
lãnh nhận Phép Thánh Thể trước khi phân phát Phép Thánh Thể cho giáo dân (xem
thêm Đoạn 97 của Redemptionis
Sacramentum).
38. Việc đón nhận cả Mình và Máu Thánh Chúa có
nên tự động ban cho các tín hữu, hay là có một số trường hợp nào đó để người
giáo dân chỉ có thể đón nhận Mình Thánh Chúa không thôi?
Thưa, người
giáo dân không được phép đúng tới Chén Thánh (chalice) để uống vào Máu
Thánh Chúa trong trường hợp có số tín hữu tham dự Thánh Lễ quá đông (xem thêm
Đoạn 102 của Redemptionis
Sacramentum; và Đoạn 285 Mục a có trong GIRM).
39. Thế nếu có quá nhiều tín hữu hiện diện nếu như một Chén Thánh duy
nhất được sử dụng đến thì sao?
Thưa, nếu một Chén Thánh không đủ để
cho Phép Thánh Thể được phân phát dưới cả hai dạng Mình và Máu Thánh Chúa cho cả
các vị Linh Mục đang cùng đồng tế và cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô thì
không có lý do gì mà vị Linh Mục chủ tế lại không dùng đến các Chén Thánh khác.
Vì điều mà chúng ta phải ghi nhớ rằng: tất cả các vị Linh Mục cùng đồng tế trong
Thánh Lễ phải đón nhận Phép Thánh Thể dưới cả hai dạng: Mình và Máu Thánh Chúa.
Việc làm này chỉ được thực hiện bởi vị Linh Mục mà thôi, chứ không phải giáo dân
trong tư cách là thừa tác viên Thánh Thể.
Việc đổ Máu của Chúa Kitô sau
khi đã thánh hóa từ Ly Thánh này sang Ly Thánh khác là điều cần phải được tránh
hoàn toàn, vì sợ rằng sẽ tổn thương đến Mầu Nhiệm Thánh nếu như còn sót lại một
vài giọt Máu nào nhỏ nhất đi chăng nữa. Cũng không được phép dùng các bình, lọ
hay hũ, các tô, hay các chậu nào đó để chứa Máu Thánh Chúa, vì điều này hoàn
toàn trái ngược với các chuẩn tắc đã được quy định rất rõ trong các Sách Phụng
Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 105 và 106 của Redemptionis
Sacramentum).
40. Tôi đã đọc các báo cáo cho biết rằng có
người đã đổ Máu Thánh Chúa vào trong bể nước Thánh (sacrarium) sau Thánh
Lễ hơn là uống hết các phần Máu Thánh còn lại đó. Thế Giáo Hội có sự trừng phạt
nào cho những người làm điều này?
Thưa, theo đúng với những gì đã
được trình bày rất rõ trong Bộ Giáo Luật, "những ai đổ bất kỳ các chất liệu
đã được Thánh Hóa rồi, hay lấy đi hoặc giữ nó vì một mục đích phạm thượng, coi
thường thần thánh, thì tự động phạm vào tội bị vạ tuyệt thông khỏi Giáo Hội ngay
lập tức, bởi chính Tòa Thánh; còn nếu đó là một vị Linh Mục, thì ngoài việc bị
vạ tuyệt thông, vị ấy còn bị mất cả luôn chức thánh nữa" (xem thêm Đoạn 107
của Redemptionis
Sacramentum; và Đoạn 1367 có trong CIC)
|