Các Nghi Thức Phụng Vụ trong Thánh Lễ
Trích từ vietcatholic.net
19. Tôi biết rằng các Linh Mục được
phép để áp dụng một số lời giải thích vốn xảy ra trong Thánh Lễ (theo như Đoạn
31 có trong GIRM),
thế nhưng vị Linh Mục nơi giáo xứ của tôi tự động thay đổi trình tự của các từ
ngữ có trong một đoạn văn bản cố định để "giữ cho mọi người chú ý," theo
như lời giải thích của Vị ấy. Thì xin hỏi vị Linh Mục có được phép làm như vậy
không?
Thưa, cách thực hành trụy lạc, tội lỗi chính là cách mà các vị
Linh Mục, các vị Phó Tế hay giáo dân tại nơi này nơi nọ, tự động ngang nhiên
thay đổi, cắt xén, thêm bớt có chủ ý, những đoạn văn bản được trình bày cố định
hiện có trong Phụng Vụ Thánh. Hành động này chính là sự xúc phạm trầm trọng đến
Phụng Vụ Thánh, và phải cần được chấm dứt ngay. Hành động này cũng được xem như
là cách làm méo mó và gây ra tính bất ổn, đối với ý nghĩa đích thực của Phụng Vụ
Thánh (xem thêm Đoạn 59 của Redemptionis
Sacramentum).
27. Sau khi việc bỏ coi (collection)
được hoàn tất, những ông trùm bỏ tất cả những gì thâu được trong một cái giỏ và
đặt nó trên bàn thờ. Đôi lúc, họ cũng đặt cả những thứ hay hộp thực phẩm thâu
nhận được cho người nghèo trên hay dưới bàn thờ. Liệu họ có được phép làm như
vậy không?
Thưa, để gìn giữ vẽ trang nghiêm và tính đích thực của
Phụng Vụ Thánh, trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa, việc dâng cúng phải
được nghiêm trang đưa lên bàn thờ qua cử điệu tôn kính, chứ không phải ngang
nhiên chạy lên để trên bàn thờ.
Tiền và các đóng góp khác dành cho người
nghèo, phải được đặt tại một nơi thích hợp nào đó, chứ không phải ngay trên bàn
thờ để cử hành Phụng Vụ Thánh Thể.
Ngoại trừ tiền, còn các thứ dâng cúng
nào khác, nên được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ mà thôi, chứ không
được diễn ra trong lúc cử hành Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 70 của Redemptionis
Sacramentum).
28. Mọi người thường hay băng xuyên qua các lối
đi và hàng ghế của họ để chúc bình an cho nhau, còn những ông từ (hay những
người chỉ chổ ngồi trong Nhà Thờ mà tiếng Anh gọi là ushers) thì lại đi lên
và đi xuống các lối đi để giơ tay chúc bình an cho những người ngồi dọc theo các
hàng ghế, và vị Linh Mục cũng thế, cũng đi hết khắp cả mọi nơi để chúc bình an
cho giáo dân. Thế điều này có được cho phép không?
Thưa, vấn đề bắt
tay để chúc bình an cho nhau, suy cho cùng, đã là một sự lạm dụng trong Phụng Vụ
rồi, vì Thánh Lễ không phải là nơi tiêu khiển, để bắt tay và giới thiệu nhau. Do
đó, nếu việc bắt tay chúc bình an cho nhau diễn ra thì nó chỉ dành cho những ai
đứng kế cạnh nhau mà thôi trong một cung cách nghiêm túc, chứ không có việc phải
rời chổ ngồi của mình, để chúc bình an cho những người ở vào các dãy ghế khác,
hay bạn bè gì gì đó của mình ngồi tại những hàng ghế đó.
Và dĩ nhiên, sẽ
trái với Phụng Vụ Thánh nếu như vị Linh Mục tự động rời khỏi cung Thánh, để chúc
bình an cho giáo dân (xem thêm Đoạn 72 của Redemptionis
Sacramentum; Đoạn 82 có trong GIRM;
và Đoạn 154 có trong Institutio
Generalis Missalis Romani).
Riêng tại Hoa Kỳ, chỉ trong một số
trường hợp đặc biệt cụ thể nào đó, như "trong lễ tang, lễ cưới, hay khi có sự
hiện diện của vị lãnh đạo dân sự, thì vị Linh Mục chủ tế có thể đưa dấu hiệu
chúc bình an cho một vài người này khi họ đến gần cung Thánh mà thôi" (xem
thêm Đoạn 154 có trong GIRM).
29. Giáo xứ của tôi có các "nghi thức sám
hối" nghĩa là tín hữu đến xưng tội trong khi Thánh Lễ đang diễn ra. Thế điều
này có được phép không?
Thưa, theo truyền thống cổ xưa của Giáo Hội
La Mã, không được phép chèn bí tích hòa giải vào trong phạm vi của Thánh Lễ để
biến thành một sự cử hành chung và duy nhất về Phụng Vụ được (xem thêm Đoạn 76
của Redemptionis
Sacramentum).
30. Có phải điều đó có nghĩa là việc xưng tội
không thể nào được thực hiện trong Thánh Lễ đúng không? Thỉnh thoảng tôi muốn đi
xưng tội, nhưng không thể nào đến trước khi Thánh Lễ được diễn ra cả. Tôi muốn
đến xưng tội với vị Linh Mục trong giáo xứ vốn không có cử hành Thánh Lễ ngày
hôm đó, và được bảo rằng: không được làm chuyện đó vì gây ra sự chia trí của
cộng đoàn đang tham dự Thánh Lễ, hay chuyển sự chú ý của Thánh Lễ vào việc xưng
tội.
Thưa, điều đó không có kể đến, trường hợp có những Linh Mục -
vốn không có cử hành Thánh Lễ hay không có đồng tế trong Thánh Lễ, có thể ngồi
tòa giải tội, để giải tội cho những tín hữu nào muốn đến xưng tội, trong cùng
một nơi mà Thánh Lễ đang được cử hành, để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu đức tin của
người tín hữu. Tuy nhiên việc này chỉ nên làm trong hình thức đúng đắn mà thôi
(xem thêm Đoạn 76 của Redemptionis
Sacramentum).
31. Giáo xứ của tôi đã giới thiệu ra một số lời
cầu nguyện mà vị giám đốc về Phụng Vụ nói rằng: những lời nguyện cầu đó được dựa
trên "tâm linh của những người Mỹ gốc" (Native American spirituality).
Điều này có được cho phép không?
Thưa, việc đó sẽ hoàn toàn được xem
như là một sự lạm dụng trắng trợn, coi thường đến Phụng Vụ Thánh, khi giới thiệu
vào việc cử hành Thánh Lễ những yếu tố nào đó vốn trái ngược hẳn với những gì đã
được quy định rất rõ ràng trong các Sách Phụng Vụ, hay lấy từ các nghi thức của
các tôn giáo khác (xem thêm Đoạn 79 của Redemptionis
Sacramentum).
55. Giáo xứ của
tôi có Thánh Lễ Chủ Nhật dành cho các bạn thanh thiếu niên (teen Mass) và
trong Thánh Lễ đó, các bạn thanh thiếu niên được mời gọi để đứng chung quanh bàn
thờ khi vị Linh Mục chủ tế thực hiện việc Hy Tế Thánh Thể, vốn theo như tôi biết
là hoàn toàn trái ngược với luật lệ của Giáo Hội liên quan đến Phụng Vụ Thánh.
Vì đây là Thánh Lễ cho một nhóm đặc biệt, do đó có phải vì thế mà không hề có sự
vị phạm tới lề luật của Phụng Vụ Thánh không?
Thưa, đúng là Thánh Lễ
có thể được cho phép để được cử hành cho những nhóm cụ thể nào đó theo đúng với
các chuẩn tắc của luật lệ, thế nhưng những nhóm này không phải vì thế mà được
miễn trừ khỏi việc tuân thủ chặt chẽ các chuẩn tắc có trong Phụng Vụ Thánh. Hay
nói cách khác, việc đứng chung quanh bàn Thánh khi vị Chủ Tế diễn lại Sự Hy Tế
Thánh của Chúa Kitô nơi Thập Giá là hoàn toàn sai trái, và cần phải được chấm
dứt ngay (xem thêm Đoạn 114 của Redemptionis
Sacramentum).
56. Các Chén Thánh có thể được làm bằng thủy
tinh hay đất sét có đúng không?
Thưa, các Chén Thánh để chứa đựng
Mình và Máu Thánh của Chúa Kitô phải được làm bằng các chất liệu, vốn tuân thủ
một cách rất nghiêm ngặt đến những chuẩn tắc của truyền thống và của các Sách
Phụng Vụ Thánh. Phải dùng bằng kim loại hay các chất liệu khác vốn không dễ dàng
bị rỏ rĩ hay bị phân hóa (xem thêm Đoạn 117 của Redemptionis
Sacramentum).
57. Trong giáo xứ của tôi, mọi người thường đề
cập tới Thánh Lễ như là một "bữa ăn" cho cả "cộng đoàn," hay là
một "bữa tiệc," mà cả cộng đoàn được mời đến để "dự tiệc." Chẳng
lẽ Thánh Lễ trước và sau hết không phải là một Sự Hy Tế Thánh
sao?
Thưa, Giáo Hội luôn giảng dạy rằng, bản chất của Phép Thánh Thể
không chỉ là một bữa ăn, hay bữa tiệc thuần tuý, mà đó trên hết chính là một Sự
Hy Tế Thánh, mà chính Chúa Giêsu trên Thập Giá đã dâng hiến lên cho Thiên Chúa
Cha, và nay chúng ta cùng với Ngài thực hiện lại Hy Tế Thánh Thiện đó, do vậy
người giáo dân phải luôn hết sức tích cực tham gia vào Thánh Lễ một cách trọn
vẹn chứ đừng để cho tâm trí lẫn con tim, và cả tâm hồn của chính mình bị chia
trí hay bi cuốn theo những dòng suy nghĩ trần tục và tội lỗi (xem thêm Đoạn 38
của Redemptionis
Sacramentum).
Chính qua Thánh Lễ, công cuộc Cứu Rỗi của Chúa
Giêsu dành cho chúng ta mới được hoàn tất, và chính Chúa Giêsu đã tự dâng hiến
chính bản thân Ngài lên cho Chúa Cha, do đó không có gì có thể quan trọng và cao
vời như Thánh Lễ được, vì qua Thánh Lễ chúng ta được dự phần trước hết vào Phụng
Vụ ở trên nước thiêng đàng, vốn được cử hành tại thành Thánh Giêrusalem (xem
thêm Đoạn 2, 7 và 8 có trong Tông Hiến Sacrosanctum
Concilium; và Mục Số 1330, 1336, 1367 và 1368 có trong CCC).
Suy
cho cùng, nếu theo đúng sự giải thích của các văn kiện kể trên và của CIC Số 897, thì
Thánh Lễ không phải là một "bữa ăn," hay một "bữa tiệc," mà là một
Sự Hy Tế Thánh, và đây chính là tín điều của Giáo Hội Công Giáo về Thánh
Lễ.
58. Vị giám đốc đặc trách Phụng Vụ trong giáo xứ của tôi nói rằng
nếu việc tự do chế biến không bị hạn chế bởi các luật lệ thì Thánh Lễ trở nên
cứng nhắc và làm chán nản cả cộng đoàn mà thôi. Phải chăng những luật lệ của
Giáo Hội có liên quan đến Phụng Vụ Thánh đã làm cho Thánh Lễ trở nên cứng nhắc
và không được uyển chuyển cho lắm?
Thưa, sự uyển chuyển phong phú chỉ
được Giáo Hội cho phép khi đó thực chất là một sự sáng tạo đúng đắn sao cho phù
hợp với nhu cầu, sự hiểu biết và việc chuẩn bị nội tâm của cả cộng đoàn tín hữu,
theo đúng với các chuẩn tắc đã được Giáo Hội đề ra. Việc chọn các bài hát, việc
chọn các giai điệu, việc chọn các lời nguyện và các bài đọc, việc chuẩn bị lời
nguyện cầu của tín hữu, việc trang trí Nhà Thờ theo từng mùa Phụng Vụ khác nhau,
được Giáo Hội cho phép để làm phong phú hơn, sao cho điệp với truyền thống vốn
đã có từ ngàn xưa trong Phụng Vụ Thánh, chứ không phải để đi ngược lại với
truyền thống. Hãy luôn nhớ rằng: cách cử hành các nghi thức của Phụng Vụ thì
không bao giờ thay đổi, mà trái lại luôn được duy trì để nhắm sâu vào Lời của
Thiên Chúa và mầu nhiệm đang được cử hành (xem thêm Đoạn 39 của Redemptionis
Sacramentum).
59. Vị giám đốc đặc trách Phụng Vụ trong giáo xứ
của tôi chỉ muốn đặt trọng tâm và tất cả mọi chú ý vào Thánh Lễ mà thôi, còn tất
cả những sự sùng kính khác đều bị loại ra và được coi như là quá lỗi thời. Thế
Giáo Hội nói gì về điều này?
Thưa, để khuyến khích, cổ võ, và dưỡng
nuôi đời sống nội tâm và sự hiểu biết sâu sa hơn về việc tham gia một cách trọn
vẹn của người tín hữu vào trong Phụng Vụ Thánh, thì việc cử hành các Giờ Kinh
Phụng Vụ (Liturgy of the Hours), việc dùng đến các phép bí tích và việc thực
hành lòng sốt mến đạo đức Kitô Giáo liên tục và lan rộng là điều hết sức hữu
ích. Những việc thực hành này "tuy không hẳn tùy thuộc vào Phụng Vụ, thế nhưng
vẫn có tầm quan trọng và giá trị cụ thể đặc biệt" - và được xem như là có một sự
kết nối nào đó với Phụng Vụ, nhất là khi việc sùng kính này được ca ngợi và làm
chứng tá bởi các vị Giáo Hoàng, như việc sùng kính lần hạt Mân Côi chẳng hạn
(xem thêm Đoạn 41 của Redemptionis
Sacramentum; và Mục Số 182 có trong Mediator
Dei).
60. Vị Linh Mục có thể cùng đồng tế với các vị Lãnh Đạo
của các tôn giáo khác trong Thánh Lễ được không?
Thưa, vì sự nhân
danh "của việc đối thoại đại kết," có một số vị Linh Mục đã cử hành Thánh
Lễ đồng tế với các vị lãnh đạo của các tôn giáo khác, thì đây chính là một sự
lạm dụng trắng trợn, không được phép của Giáo Hội và làm vô hiệu hóa Thánh Lễ
(xem thêm Mục Số 908 của CIC).
61.
Trong suốt Mùa Chay, tại giáo xứ của tôi, Cha Sở thực hiện việc rửa chân cho các
trẻ em và phụ nữ trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, thì điều này có đúng
không?
Thưa, vào Thứ Năm Tuần Thánh, nghi thức Rửa Chân chỉ là một
nghi thức phụ có thể có hoặc không có. Nếu nghi thức rửa chân được thực hiện,
thì chỉ có những người nam mới được vị Linh Mục chủ tế rửa chân mà thôi, giống
như việc Chúa Giêsu tự rửa chân cho các Môn Đệ của Ngài xưa kia vào Bữa Tiệc Ly,
chứ không có chuyện rửa chân cho các trẻ em hay những người phụ nữ.
Trong
Sách Bộ Lễ (Sacramentary)
- cuốn sách vốn cung cấp tất cả mọi chỉ dẫn về Phụng Vụ của từng ngày, đã nêu
rất rõ về điều này, và vào năm 1988 Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ
Luật các Phép Bí Tích cũng đã tái khẳng định việc chỉ có người nam mới được vị
Linh Mục chủ tế rửa chân mà thôi (xem thêm Mục Số 51 trong Paschales
Solemnitatis).
|