Lịch Sử Tháng 5 - Tháng Kính Đức Mẹ
Dâng hiến trọn một tháng để thực thi một việc sùng kính đặc biệt, là một điều mà Dân Chúa mới thực thi tương đối gần đây. Trước thế kỷ thứ XVIII không có thông lệ này. Trong số các tháng này thì Tháng Đức Mẹ, dù chỉ được công nhận từ năm 1764, là tháng được cử hành xưa nhất. (1) Có lẽ dòng Tên tại Rôma đã khởi xướng và loan truyền trên các lãnh địa tòa thánh, kế đến là trên khắp nước Ý và sau cùng trên mọi nước Công Giáo. Trong công trình thăng tiến ‘Tháng Đức Mẹ’, phải ghi nhận sự góp công của dòng Tên nói chung, và nói riêng của cha Jacobet, xuất bản cuốn ‘Mensis Marianus’ (Tháng Đức Maria) tại Dillingen năm 1724; cha Dionisi, xuất bản cuốn ‘mese di Maria’ tại Roma năm 1725; và cha Lalomia, xuất bản cuốn ‘mese di Maria assia il mese di maggio’ (Tháng Đức Mẹ và Tháng Năm), tại Palerme năm 1758. Sau các ngài, là cuốn ‘mese di Maria’ của cha Alphonse Muzzarelli xuất bản tại Ferrare năm 1785. Trong vòng một thế kỷ cuốn này được tái bản hơn 150 lần, và được dịch ra các tiếng Pháp, tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và A-rập. Đối với cha Muzzarelli, vần đề không còn là suy niệm đơn thuần về cuộc đời, nhân đức và đặc ân của Đức Mẹ, nhưng còn noi gương Mẹ để thánh hóa đời mình bằng các tập luyện mỗi ngày một nhân đức. Như vậy, mỗi ngày trong tháng Năm, các tín hữu suy niệm về một chân lý trong đời sống Kitô hữu từ đó đề ra một công việc thực hành, rồi cầu khẩn và hát một bài thánh ca dâng lên Đức Mẹ.
Dù các linh mục dòng Tên là những người khởi xướng ‘Tháng Đức Mẹ’, thì dòng Camille lại cho rằng mình mới là dòng khởi sự cho hình thức sùng kính như hiện nay, khi thực hiện nghi lễ này trong nhà thờ Thăm Viếng (la chiesa della Visitazione) tại Ferrare, năm 1784. Theo một số người, các linh mục dòng Tên chỉ tập hợp những việc sùng kính đã có từ trước và nhấn mạnh đến việc tôn kính tại gia đình. Các ngài yêu cầu rằng, vào ngày cuối tháng tư, mỗi nhà đều lập một bàn thờ cho Đức Mẹ, cắm hoa và thắp đèn, và mỗi ngày mọi người trong gia đình họp nhau lại để đọc một số kinh tôn kính Đức Mẹ, trước khi rút thăm tờ giấy ghi một nhân đức mà mình thực thi ngày hôm sau.
Nói rằng dòng Tên chỉ tập họp những việc sùng kính quá khứ thì cũng chính xác. Thật vậy, vào thế kỷ XIII, vua Alphonse X, quốc vuơng xứ Castille (1239-1284), đã từng làm một bài thánh ca để khen ngợi nét đẹp của Đức Mẹ và của tháng Năm. Vào thế kỷ sau đó, chân phước Henri Suso, dòng Đa Minh, trong thời gian hoa nở rộ, có thói quen kết vương miện bằng hoa để dâng lên Đức Mẹ vào ngày 1 tháng 5. Năm 1849, cha Seidl, dòng Biển Đức, đã xuất bản cuốn sách nhan đề là ‘Tháng Năm thiêng liêng’, trong khi đó thánh Philippe de Néri kêu gọi giới trẻ làm những việc sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ trong tháng Năm, và ngài qui tụ các trẻ em quanh bàn thờ Đức Mẹ, để dâng lên Mẹ, cùng với những đóa hoa xuân, những nhân đức mà cha giúp cho nở rộ trong tâm hồn các em. Năm 1664, tại Cologne, các học sinh dòng Tên đã làm những việc sùng kính Đức Mẹ vào tháng 5, trong khi đó tại Alsace, các thiếu nữ, gọi là Trimazettes, đi từ nhà này đến nhà khác để xin giúp hoa trang hoàng bàn thờ Đức Mẹ. Linh mục dòng Tên Nadisi, trong cuốn ‘Mensis Marialis’ (1654) nói về việc sùng kính Đức Mẹ thì chỉ nhắc đến tháng 5 khi trích dẫn Henri Suso. Năm 1699, cuốn ‘Tháng Đức Mẹ’, được xuất bản tại Malsheim có lẽ do linh mục dòng Tên Vincke, không đề cập gì đến tháng 5 cả. Cha Laurent de Schniffis, dòng Capucin, dâng tháng 5 cho Đức Mẹ trong tuyển tập ‘Moyen-Pjeiff’ (1692) với ba mươi bài thơ.
Đầu thế kỷ thứ XVIII, nhà thờ Thánh Clara của dòng Phanxicô tại Naples tổ chức mỗi ngày trong tháng 5 một giờ sùng kính Đức Mẹ tiếp theo là chầu phép lành. Năm 1701, dòng Đa Minh quyết định sùng kính Đức Mẹ mọi ngày trong suốt tháng 5, rồi dần dần lan đến các giáo xứ: Grezzana (1734), Gênes (1747) và Vérone (1774).
Về phần Việt Nam, chúng tôi không có tư liệu nào chính xác để biết được Giáo hội đã dâng tháng 5 cho Đức Mẹ từ lúc nào, và truyền thống dâng hoa khởi sự từ giáo xứ nào vào năm nào. Tuy nhiên, những ai đã sống tuổi thiếu niên ở một giáo xứ có truyền thống dâng hoa lên Đức Mẹ trong tháng 5, hẳn sẽ không thể nào quên được bầu không khí linh thiêng đầy hân hoan của những ngày ấy. Và một em gái nào đã một lần được dâng hoa trong tháng 5, thì suốt đời mình, dù là một bà cụ thất học hay một nhân vật lẫy lừng khắp năm châu, người ấy cũng mãi trung thành với Đức Mẹ và xem Mẹ là vị trung gian không thể nào thiếu được trên con đường đi đến với Chúa Kitô.
Bánh Lễ làm bằng gì?
Giáo xứ của tôi thỉnh thoảng dùng đến bánh mì
trong Thánh Lễ vốn có tố chất hay kết cấu lạ kỳ. Thế loại bánh nào mới được cho
phép sử dụng trong Thánh Lễ? Thế còn các gia vị với số lượng rất nhỏ, như mật ong, chẳng hạn thì sao?...
Việc Tham Dự của Người Giáo Dân Trong Thánh Lễ
Tôi biết được rằng theo giáo luật chỉ có nam giới mới có thể được huấn luyện hay đào tạo để trở thành những người trợ giúp trong Thánh Lễ hay Phụ Tế mà thôi, thế nhưng những cô gái và các bà lại trở thành những người giúp lễ mà không hề được đào tạo như là những Phụ Tế, nghĩa là sao vậy?...
Lời Nguyện Thánh Thể
Tại giáo xứ của tôi, thỉnh thoảng ca đoàn vẫn chơi đàn organ và hát với gịong nhẹ nhẹ trong lúc đang diễn ra các Lời Nguyện Thánh Thể. Vị giám đốc đặc trách về Phụng Vụ của giáo xứ nói rằng sở dĩ có điều này là để cho mọi người có thể dự phần tích cực hơn, để tránh tình trạng họ trở thành những người thụ động. Điều này có đúng không?...
Bài Giảng trong Thánh Lễ
Ai được cho phép để giảng trong Thánh Lễ?...
Rước Lễ
Đâu chính là điệu bộ đúng đắn và tôn kính nhất để lãnh nhận Mình Thánh Chúa, và có phải tôi nên tỏ ra một dấu hiệu tôn kính trước khi đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa không?...
Việc Gìn Giữ Phép Thánh Thể
Một người đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh, thì người ấy nên đi thẳng tới nhà của người bệnh ngay sau khi người ấy nhận lấy Mình Thánh Chúa từ tay của vị Chủ Tế, hay là người ấy có thể làm những chuyện khác trước đã, rồi hẳn tới nhà của bệnh nhân sau đó?...
Các Nghi Thức Phụng Vụ trong Thánh Lễ
Mọi người thường hay băng xuyên qua các lối đi và hàng ghế của họ để chúc bình an cho nhau, còn những ông từ thì lại đi lên và đi xuống các lối đi để giơ tay chúc bình an cho những người ngồi dọc theo các hàng ghế, và vị Linh Mục cũng thế, cũng đi hết khắp cả mọi nơi để chúc bình an cho giáo dân. Thế điều này có được cho phép không?...
Thừa Tác Viên Thánh Thể
Việc dùng đến các giáo dân trong vai trò là thừa tác viên Thánh Thể hiện đang phổ biến rất rộng trong Giáo Phận của tôi. Điều này có đúng không?...
|