TIN TỨC
Năm 2024
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2023
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2022
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2021
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2020
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2019
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2018
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2017
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2016
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2015
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2014
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2013
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2012
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2011
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2010
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2009
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2008
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2007
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Năm 2006
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12

Tháng 03/2008

07/03/2008: Khai Mạc 3 ngày Tĩnh Tâm Mùa Chay

Để giúp mọi người có cơ hội thuận tiện sống Mùa Chay thánh hiệu quả, nhất là để chuẩn bị mừng Chúa Sống lại, cha quàn nhiệm và ban tĩnh tâm cộng đoàn đã mời cha Nguyễn Duy Lam, Dòng Phanxicô, hiện đang du học tại Hoa kỳ về giảng tĩnh tâm cho cộng đoàn với chủ đề: “Chúng ta sống trong gia đình của Thiên Chúa”.

Ba ngày tĩnh tâm được khai mạc bằng một thánh lễ đơn sơ, do cha quản nhiệm Trần Việt Hùng chủ tế và cha giảng phòng cùng đồng tế. Sau thánh lễ có một thời gian ngắn để mọi người tham dự có thời gian giải lao trước khi vào bài giảng thứ nhất: “ Thiên Chúa tương giao thân tình với con người”. Tuy trời đã khuya và không khí về đêm thật dịu mát, nhưng nhờ tài hùng biện, đề tài hấp dẫn nên đã lôi kéo mọi người tới giờ phút bế mạc. Mọi người ra về vào lúc 10:00 PM để chuẩn bị cho ngày hôm sau.

08/03/2008: Tĩnh Tâm Mùa Chay - Ngày 2

Chiều nay vào lúc 1:30 PM , để chuẩn bị cho việc thảo luận theo nhóm, cha giảng phòng đã gặp gỡ các anh trưởng nhóm: Hoat + Tài, Linh + Diệp, Nguyên + An. Vào lúc 2:00 PM mọi người có mặt tại thánh đường. Sau mấy phút lắng đọng tâm hồn, cha giảng phòng bằt đầu giảng đề tà thứ hai “Tên của Ngài là Tình yêu”. Sau khi nghe giảng, mọi người lại có mấy phút giải lao trước khi vào thảo luận theo nhóm.

Như đã chuẩn bị trước các nhóm đã được phân chia theo tuổi và cùng chung những câu hỏi giống nhau:

Câu 1: Hãy chia sẽ những kinh nghiệm, những trăn trở, khó khăn trong đời sống cầu
nguyện của mỗi người.

Câu 2: Theo ông bà, anh chị đâu là những điều kiện, những khả năng cần phải có để
sống mối tương quan với người khác?

Các nhóm đã có một giờ để thảo luận, trao đổi (không tranh luận, phê bình, chỉ lắng nghe). Mỗi nhóm ghi những ý kiến của nhóm viên và trình bày trung thực lại khi họp mặt lại để nghe cha giảng phòng giải đáp.

Hai câu hỏi được cha giảng phòng đưa ra rất thực tế, vì vậy đã có nhiều đóng góp rất tích cực. Tuy nhiên có nhóm thì đi sâu vào câu hỏi thứ nhất, có nhóm lại đi vào nội dung của câu hỏi thứ 2. Sau đây xin mạn phép trình bày những ý kiến của nhóm do anh Nguyên và anh An phụ trách.

Nhóm chúng tôi gồm 35 người, tuổi từ 35 đến 50. Tuy có 2 câu hỏi như các nhóm khác, nhưng vì thời giờ eo hẹp, nên mọi người trong nhóm đã đồng ý thảo luận câu hỏi thứ 2 trước và nếu còn thì giờ sẽ thảo luận câu thứ 1. Nhóm do anh Nguyên hướng dẫn chia sẻ và anh An làm thư ký ghi chép những lời chia sẽ.

Một só anh chị đã đặt vấn đề tương quan đầu tiên trong cuộc sống là tương quan giữa vợ chồng, con cái trong gia đình. Đây là tương quan đầu tiên và rất quan trọng. Ngày nay nhiều gia đình đổ vỡ, mất hạnh phúc, vấn đề ly thân, ly dị ngày càng nhiều. Sở dĩ xảy ra như thế đa số vì:

- Gia đình thiếu ơn Chúa.
- Các thành viên trong gia đình thiếu thành thật với nhau.
- Các thành viên trong gia đình thiếu sự khiêm nhường.
- Các gia đình công giáo thì thường thiếu sự cầu nguyện.
- Không thành thật với chính mình.
- Ích kỷ, không quên mình.
- Bận rộn với công ăn việc làm, thiếu thời giờ để vợ chồng, cha mẹ,con cái gần gủi nhau.
- Thiếu sự đối thọai và thông cảm.
- Mỗi người là một ốc đảo.
- Không chịu tìm hiểu khi nghe dư luận về gia đình, cá nhân mình.

Các thành viên trong nhóm đã đi đến kết luận chung là cần phải tìm thời gian và đìều kiện để mọi người trong gia đình có cơ hội gần gủi nhau, trao đổi với nhau những nhu cầu, những khó khăn trong mọi công việc hầu hiểu nhau, thông cảm nhau hầu dễ dàng đối thọai, thông cảm, tha thứ. Phải thận trọng khi nghe nhưng dư luận về gia đình. Những câu phương ngôn, tục ngữ, ca dao Việt nam tuy không còn thích hợp với giới trẻ hôm nay nhưng nhiều lúc cũng là phương châm tốt để noi theo:

- Thuận vợ, thuận chồng, tát bể đông cũng cạn.
- Cơm sôi bớt lửa, chồng dận bớt lời
- Một sự nhịn, chin sự lành
- Người nói phải có kẻ nghe
- Thượng bất chính, hạ tắc lọan (người lớn không xứng đáng thì trẻ con làm lọan)

Có được như thế thì gia đình sẽ là mái ấm, chứ không phải là hỏa lò, thiêu đốt và tiêu diệt tình yêu vợ chồng, tình yêu con cái, cha mẹ.

Sau những ý kiến sôi nổi và phong phú về mối tương quan trong gia đình, các nhóm viên đã bước sang lãnh vừc tương quan trong cộng đoàn, ngoài xã hội. Ai cũng cho rằng đây là vấn đề nhiêu khê, phức tạp và rộng lớn, là một chủ đề lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều đóng góp, nhiều kinh nghiệm, nhưng thời gian thì giới hạn, vì vậy một vài nhóm viên chỉ đưa ra một vài nhận xét.

Trở ngại đầu tiên để có sự tương giao với người khác, đó là thành kiến cá nhân.
Khi đã có thành kiến với một người thì khó lòng đối thọai và vì thế khoảng cách ngày càng đào sâu, kéo dài, nhiều lúc trở nên hận thù, phủ nhận những việc làm của đối phương. Tất cả đều được nhìn dưới lăng kính xấu, phê bình, chỉ trích, bất chấp người đó có làm những việc tốt, việc công ích cũng bị phản đối, dèm pha. Muốn tránh được điều nầy phải gạt bỏ thành kiến, phải công minh nhận xét, nhất là phải có cái nhìn ngay thẳng và sáng suốt về những gì đã nghe người khác nói.

Trở ngại thứ hai để có sự tương giao với người khác, đó là thiếu đối thọai.
Ngôn ngữ là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau, diễn tả những nỗi u buờn, uẩn khúc trong tâm hổn để người khác nghe hầu thông cảm, chia sẽ. Nếu những uẩn khúc, bí ẩn không được thổ lộ thì làm sao có thể hiểu nhau. Chính vì thế muốn có sự tương giao, cần phải có sự đối thọai. Điều nầy không phải chỉ ngoài xã hội mà ngay cả trong gia đình việc thường xuyên đối thọai giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Có đối thọai, mới hiễu nhau, có hiểu nhau mới thông cảm, tha thứ và tình cảm mới khăng khít.

Trở ngại thứ ba là thiếu thận trọng trong lời nói.
Mặc dầu đối thọai là cần thiết, nhưng khi đối thọai cần phải cẩn thận trong lời nói, nếu không sẽ dễ mất lòng và gây hiểu lầm. Lời nói phải phát xuất từ con tim chân thành, quảng đại, phải lựa những lời nói tránh khiêu khích, phê bình, chỉ trích hay nói đến đệ tam nhân.. Một điều cần lưu ý là lời nói cần đi đôi với việc làm, phải giữ lời mình nói:

Lời nói chẳng mất tiền mua,
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau

hoặc :

Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Trở ngại thứ tư là khi phục vụ thường bị xuyên tạc, phê bình, chỉ trích “nói dễ, làm khó”.
Những người đứng ngọai cuộc thường hay phê bình, chỉ trích, làm nhụt chí những người phục vụ. Họ thường nói sau lưng, không chịu đối thọai để xây dựng, chỉ phê bình, đả phá. Để lướt thắng trở ngại nầy, có nhóm viên đã đưa ý kiến: muốn vượt qua khó khăn nầy, người phục vụ phải vượt qua “5P”.

• Phải tha thứ
• Phải chịu đựng
• Phải can đảm
• Phải chấp nhận
• Phải chấp nhãn chống đói

Cuối cùng có nhóm viên đưa ý kiến là khi đối thọai hay muốn có sự tương giao với người khác thì sự tương giao đó phải có mục đích và phải có hướng đi chung, nếu không thì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngươc”.

Việc chia sẻ, trao đổi đang tới giai đọan hấp dẫn, thì thời giờ hội thảo chấm dứt, các nhóm viên đành phải vội vàng qua câu hỏi thứ nhất.

Mọi người đầu đồng ý “cầu nguyện là hơi thở của linh hồn”. Khi cầu nguyện phải có đức tin. Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa và nghe Chúa nói với mình. Chính vì thế phải khiêm nhường, thành thật, chấp nhận thân phân tội lỗi để xin Chúa tha thứ.

Có nhóm viên cho rằng việc cầu nguyện chung trong gia đình rất khó khăn vì vấn đề ngôn ngữ, vấn đê thời gian, sức khỏe, nên cố gắng làm thế nào để việc cầu nguyện không trở nên máy móc và tạo cho con cái có thói quen để ở bất cứ nơi nào vào thời gian nào cũng có thể cầu nguyện được. Nhóm đã đưa ra một vài phương thức để áp dụng:

• Nên dùng một đọan hoặc một câu Phúc Âm rối suy niệm và cầu nguyện
• Nên dùng những kinh đã có sẵn để cầu nguyện.
• Nên để mỗi thành viên trong gia đình dâng lời cầu nguyện tự phát.
• Dùng hình thức nào thì cũng nên tránh dài giòng, gây chán nản, máy móc, nhất là cho trẻ con.
• Nếu điều kiện cho phép thì nên quay quần trước bàn thờ của gia đình, nhưng cũng có thể tụ họp một nơi nào khang trang trong gia đình để cầu nguyện.

Ngoài ra nên ý thức rằng bất cứ nơi nào và lúc nào cũng có thể dâng lên Thiên Chúa những lời cảm tạ tri ân và dâng những lời nguyện xin, ngay cả trong lúc lái xe, trong khi làm việc, thậm chí ngay cả trong những lúc bận rộn, mệt mỏi đang ngã lưng nghĩ ngơi trên giường để dưỡng sức cũng có thể cầu nguyện và hướng lòng lên cùng Chúa.

Sau khi đã thảo luận theo từng nhóm, tất cả 3 nhóm ngồi chung lại với nhau để nghe những ỳ kiến, chia sẻ và cha giảng phòng sẽ giải đáp những thắc mắc.

Chính nhờ những đóng góp thiêt thực của các nhóm mà cha giảng phòng đã phải thêm một đề tài mới cho ba ngày tĩnh tâm: “Những khó khăn khi tương giao với người khác.”

* Nhóm từ 18-35 tuổi: Do anh Linh vá anh Diệp phụ trách đã đề cử chị Lộc thuyết trình thay cho cả nhóm. Nhóm cho hay cầu nguyện là một vấn đề khó khăn và phức tạp, khó lòng cầm trí trong lúc cầu nguyện và nhiều lúc không biết mình phải làm gì khi cầu nguyện. Tâm lý chung là thích cầu nguyện với Đức Mẹ và các thánh hơn là với Chúa.

* Nhóm từ 35-50 tuổi: Do anh Nguyên và anh An phụ trách đã đề cử anh An thuyết trính thay cho nhóm (nội dung đã trình bày trên)

* Nhóm tử 51- trở lên do anh Họat và anh Tài phụ trách đã đề cử bác Thiên thuỵết trình thay cho nhóm.

Những thắc mắc, khó khăn, thậm chí cả những khắc khoải của các nhóm đã được cha giảng phòng gỉai đáp tường tận. Rất tiếc thời gian có hạn nên không đi vào chi tiết được.

Sau buổi họp nhóm, mọi người tham dự tĩnh tâm đã được Cộng Đoàn chuẩn bị sẵn sàng bữa ăn tối, tuy không thịnh sọan, nhưng rất ngon miệng. Sau khi ăn tối xong, vào lúc 7:00 PM, mọi người có mặt trong nhà thờ, nghe hướng dẫn về đề tài: “Trở về với Thiên Chúa Tình Yêu” và sau đó hồi tâm chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải. Để chuẩn bị cho mọi người có đủ thời gian lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, cha quản nhiệm đã mời cha Phong, cha Đức, cha Charlie đến ngồi tòa giải tội. Đặc biệt trong buổi tối hôm nay, trước khi ban bí tích giải tội, có chầu Thánh Thể.

09/03/2008: Kết thúc Tĩnh Tâm Mùa Chay

Vào lúc 1:30 PM mọi người đã qui tụ đông đảo trong nhà thờ để nghe cha giảng phòng trình bày đề tài: “Chúng ta được mời gọi sống tình gia đình với Thiên Chúa, với mọi người và với toàn thể tạo vật”. Đây là đề tài cuối cùng của ba ngày tĩnh tâm. Vì trong buổi họp nhóm chiều hôm qua, có nhiều câu hỏi lien quan đến đề tài: “tương giao vối người khác” đang sôi nổi nên hôm nay cha giảng phòng đi sâu hơn vào đề tài nầy.

Vào lúc 3:00 PM thánh lễ mế mạc tuần tĩnh tâm bắt đầu. Trong thánh lề cha giảng phòng tóm tắt lại tất cả những gì ngài đã chia sẻ trong những ngày qua.

15/03/2008: Tĩnh Tâm Mùa Chay cho các em

Hôm nay một số các em trong cộng đoàn và một số các em ở New York đã tụ tập về Quellen Spiritual Center, 350 Berdnaville, Mendham, NJ, để tham dự ngày tĩnh tâm do cha Dominic Trần Công Danh hướng dẫn. Chương trình được chính thức bắt đầu vào lúc 10:20 AM, gồm có 23 em thuộc Cộng Đoàn Công Giáo Metuchen và 19 em thuộc New York. Chị Oanh (Linh) anh Tuấn, anh Tài, anh chị An/Hạnh đã có mặt với các em.

Trong buồi sáng các em đã đã học hỏi về 3 đề tài:
- I am a child of God
- I am a disciple of Jesus
- What is the one thing I want to take with me from this retreat?

Buổi chiều có thêm một số các thầy thuộc Dòng Don Bosco đến sinh họat với các em. Cha Trần Việt Hùng cũng đã có mặt với các em trong buổi chiều.

Nếu ai có dịp sinh họat với các em sẽ thấy được sự trưởng thành của các em về đức tin và kiến thức giáo lý. Chính cha Trần Việt Hùng cũng đã xác minh điều đó và không ngờ các em có nhiều khả năng như thế.

16/03/2008: Chúa Nhật Lễ Lá

Tuy trời gần vào mùa xuân, nhưng khí trời vẫn lạnh và thêm đôi chút mưa phùn, chính vì vậy Cộng đoàn không tổ chức rước lá ngoài thánh đường được. Cha Quản nhiệm đã làm phép lá trước nhà thờ và khỏang 400 người đã lãnh lá và rước là trong nhà thờ.

20/03/2008: Thứ Năm Tuần Thánh

Vì địa điểm không thích hợp cho việc cử hành các nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh, nên Cộng Đoàn đã tham gia với giáo xứ Saint James. Trong chương trình phụng vụ hôm nay Cộng Đoàn đã đóng góp đọc sách thánh, lời ngưyên giáo dân, rửa chân cũng nhu_ phụng viên Thánh Thể.

21/03/2008: Thứ Sáu Tuần Thánh

Thứ Sáu Tuần Thánh được tổ chức váo lúc 6:00 PM tại trường học giáo xứ, có khoảng 200 người tham dự với nghi thức tưỏng niệm thương khó và hôn chân thánh giá.

23/03/2008: Chúa Nhật Phục Sinh

Trên 500 giáo dân đã tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ, Ca Đoàn Alleluia bán thực phẩm, các em nhóm Muối Đầt tổ chức trò chơi cho các em dưới 12 tuổi. Hôm nay oàa Võ Cao Phong, cựu Quản nhiệm Cộng Đoàn đã đến cử hành thánh lễ với cha đương kim Quản nhiệm Trần Việt Hùng.

Ngay sau thánh lễ cha Quản Nhiệm phải về Việt Nam ngay vì ông nội của cha vừa mới được Chúa gọi ra khỏi thế gian tối hôm trước (giờ Việt Nam). Cộng Đoàn xin thành kính phân ưu với cha và toàn thể tang quyến, xin Chúa sớm đưa linh hồn Pherô vào nước hằng sống.

Kề từ Chúa Nhật thứ 2 Phục Sinh 30/3 cho đến 4/5/2008, cha Võ Cao Phong sẽ cử hành thánh lễ vào mỗi Chúa nhật cho Cộng Đoàn, trong lúc cha quản nhiệm đi vắng.

© 2007-2022, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Metuchen, NJ. All Rights Reserved.